CEO là gì? Những vấn đề liên quan đến CEO để hiểu rõ hơn về chức danh này

CEO là gì? Là cụm từ không mới nhưng để có thể hiểu hết nó thì chưa hẳn ai cũng đã biết. Những người được gọi là Ceo vẫn được ngưỡng mộ bởi vì học có những bước đi rất chắc chắn và vượt trội. Và để có một câu trả lời toàn diện cho câu hỏi “CEO là gì” hay muốn hiểu sâu hơn và có một cái nhìn bao quát về vai trò, công việc, yêu cầu của một CEO thì hãy đọc bài viết sau.

CEO là gì

CEO là gì?

CEO là gì ?

CEO – Chief Executive Officer được hiểu là Giám đốc điều hành nhưng đôi khi vẫn có thể dùng với Tổng giám đốc, Giám đốc công ty. Nói chung, dễ hiểu nhất thì CEO là người đứng đầu công ty, doanh nghiệp có quyền hạn và chức năng đẩy con thuyền công ty vươn ra xa hơn và mạnh mẽ hơn.

Những người CEO là những người cực kỳ sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng khi biết sử dụng hết khối óc và sức lực của mình.  Các công việc của CEO có thể chịu sử quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, tuy nhiên trong một số công ty thì CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.

CEO là gì

CEO là đầu não nòng cốt trong các chiến lược của công ty

Vai trò của một CEO trong công ty, doanh nghiệp

Với khái quát về CEO là gì ở trên phần nào bạn đã hình dung được trọng trách lớn lao của người CEO, khi ngồi trong chức vụ đó đồng nghĩa người điều hành phải vận hành thật tốt, nếu một bước đi sai có thể ảnh hưởng rất lớn không chỉ với công ty mà còn tới biết bao nhiêu người. CEO là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Vậy những nhiệm vụ cơ bản mà CEO cần đảm nhiệm là: 

  • Đưa ra và định hướng chiến lược phát triển của công ty với tầm nhìn xa trông rộng, thực hiện sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cao đối với định hướng chiến lược cũng như những bước đi mà mình đã đề ra.
  • Là người trực tiếp và gián tiếp chỉ đạo việc thực hiện định hướng và kế hoạch đã đề ra sao cho kế hoạch đó đã được Hội đồng Quản trị công ty phê duyệt.
  • Phần lợi nhuận và sự tăng trưởng của công ty trên thị trường cũng nằm trong trách nhiệm của người Ceo. Đối với mỗi bước đi cần đảm bảo được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sao cho hợp lý.
  • Đưa ra những ý kiến, quan điểm và định hướng mới nhằm cải thiện hoạt động của công ty đi lên.
  • Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
  • Xây dựng và thực hiện bồi đắp văn hóa công ty.
  • Những quyền hạn mà CEO trực tiếp đảm nhiệm: Phê duyệt các kế hoạch của cấp dưới đề xuất, ký duyệt về vấn đề tài chính, kiểm tra, giám sát và đánh giá mức độ thực hiện dự án, định hướng phát triển. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kỳ.
  • Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện của công ty đi đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Phê duyệt các chiến lược kinh doanh bao gồm: Các dự án, các sản phẩm mới, mô hình phân phối và quảng cáo sản phẩm, thương hiệu ra thị trường.
  • Tổ chức, sắp xếp các bộ phận, cơ cấu của công ty sao cho hợp lý nhất để có thể cùng người thuyền trưởng là CEO gánh vác trọng trách đẩy mạnh công ty đi lên trong thời gian đã đề ra. Đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.
  • Xây dựng phương án tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. 
  • Duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng.

Đó mới chỉ là những vai trò và nhiệm vụ cơ bản mà thông thường một người CEO cần phải làm. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có những đặc thù riêng nên CEO cũng có thể còn có khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều.

CEO là người có tầm nhìn xa

Một CEO cần đạt được những yêu cầu nhất định

Kiến thức đa lĩnh vực: 

Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Vấn đề về khoa học chính trị: 

Một trong những nhân tố cơ bản để trở thành  một CEO xuất sắc và thành công. Quá trình rèn luyện, học tập, nghiên cứu, tìm tòi, mở rộng không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

Kỹ năng và kinh nghiệm: 

CEO nên là những người dày dặn vốn sống, hiểu biết về đối nhân xử thế à cũng không nhất thiết phải là người lớn tuổi. Kinh nghiệm xông pha trên thương trường cũng là một trong những yếu tố giúp ích lớn trong việc đưa ra hướng đi đúng đắn cho công ty. Vì vậy, để trở thành CEO cần đòi hỏi va chạm, trải nghiệm và không ngừng thử thách bản thân trong các lĩnh vực khác nhau.

Sức khỏe tốt, chịu được áp lực: 

CEO là một nhân tố then chốt của công ty nên yếu tố sức khỏe được xem trọng thứ 2 để có thể vượt qua được mọi thử thách, chèo lái con thuyền công ty với tinh thần thép.

Tố chất bẩm sinh: 

Không phải ai sinh ra cũng có thể học tập và rèn luyện để trở thành CEO mà cần phải có tố chất nhất định. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

Từ nay khi nhắc đến CEO là gì thì bạn đã có thể hiểu được cơ bản họ là ai, có vai  trò gì trong công ty và làm nhiệm vụ gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *