Cẩm nang tìm việc: “Hàng OEM là gì ?” – Chia sẻ bí quyết kinh doanh, bán hàng

Chắc hẳn nếu muốn bắt đầu bước vào làng kinh doanh, bán hàng,.. ít nhất một lần các bạn cũng đã từng nghe qua cụm từ hàng OEM là gì. Tuy nhiên, chưa phải ai cũng thật sự hiểu và phân biệt được các mặt hàng OEM. Là một trong những cái tên quen thuộc mà chắc chắn các bạn cần phải bổ sung vào cẩm nang của chính mình nếu muốn bắt đầu từ ngành công nghiệp tỷ đô này, không đâu khác khái niệm: “Hàng OEM là gì?”. Nhằm giúp các bạn có thể mau chóng giải đáp được thắc mắc, hãy cùng điểm qua bài viết sau đây để có thể giải ngố ngay thôi nào. 

OEM là gì

Tìm hiểu định nghĩa về OEM 

Định  nghĩa chính xác cho mặt hàng OEM

Dành cho những ai còn chưa rõ về mặt hàng OEM, OEM chính là cụm từ viết tắt từ tiếng Anh – Original Equipment Manufacturer, dịch sát nghĩa sang tiếng Việt chính là “ thiết bị nguyên bản”. Những mặt hàng được đánh giá OEM hiện nay đang được sử dụng phổ biến và lưu thông cũng như phát hành rộng rãi trên cả nước. Thông thường, OEM được sử dụng chỉ dành cho những công ty chuyên thực hiện các công việc cung ứng sản phẩm, sản xuất theo đơn của đối tác là các đơn vị kinh doanh nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, với mật độ hàng OEM được ưa chuộng như ngày nay, các sản phẩm đạt chuẩn OEM – có thông tin rõ ràng ghi đầy đủ và chính xác thương hiệu, thành phần, địa chỉ xưởng sản xuất, thông tin liên hệ của công ty sản xuất sản phẩm, đã được cấp phép đưa ra thị trường với số lượng không thể tưởng tượng được. 

OEM là gì

OEM là gì ? 

Hiểu sâu hơn về hàng OEM là gì

Để được gọi là hàng OEM, nó cần được sản xuất từ những nhà máy ứng dụng các thiết bị công nghệ. Hàng OEM cũng chính là đại diện cho thương hiệu của nhà sản xuất, được lập ra mà không cần đến sự giúp đỡ của các hàng sản xuất nào khác. Được sản xuất theo quy trình của chính “cha đẻ” của chúng, hàng OEM cũng chính là gương mặt của nhà sản xuất khi được chính tay thực hiện toàn bộ quá trình lắp đặt, hoàn thành và đưa ra thị trường tiêu thụ một cách rộng rãi. Do đó, với OEM, quá trình thực hiện cũng như sản xuất có thể hoàn toàn chủ động, nhờ đó các doanh nghiệp, nhà sản xuất có thể tự quyết định hướng đi đúng đắn cho đứa con tinh thần của riêng mình. 

Giá trị của các mặt hàng OEM

Chất lượng của mặt hàng OEM tuy cao hơn nhiều so với các mặt hàng được kết hợp sản xuất giữa nhiều nhà máy với các doanh nghiệp kinh doanh, song giá thành khi đến tay người tiêu dùng luôn thấp hơn rất nhiều vì giảm đi chi phí nhân công và thuê mướn nhà máy. Chính vì tự tay thiết lập hệ thống sản xuất nên giá thành các sản phẩm cũng từ đó mà giảm đi rất nhiều, tiếp cận được với phần lớn khách hàng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, mở rộng hệ thống kinh doanh cũng như đạt được nhiều vị trí cao hơn trong đường đua phân phối sỉ và lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm trên cả nước. Hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng, đường đua sản xuất hàng hóa OEM đã không còn yên ả khi nhà nhà lũ lượt chuyển sang kinh doanh các mặt hàng này, phổ biến hơn hết là tại các quốc gia khác trên thế giới, chính vì thế, OEM ngày một là sự lựa chọn và đạt được giá trị tin dùng của rất nhiều khách hàng sử dụng. 

OEM là gì

Các nguyên tắc tạo nên dịch vụ sản xuất OEM 

Sản xuất mặt hàng OEM đòi hỏi những nguyên tắc nào ?

Không chỉ đơn thuần là tự sản xuất, các mặt hàng OEM cũng có các nguyên tắc ngầm riêng mà mọi nhà sản xuất, kinh doanh cần phải đáp ứng ở mức hơn hoặc tối thiểu. OEM từ khi trở thành mặt hàng được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới đã dần có các tiêu chuẩn riêng, và việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đã đặt ra các quy định sản xuất cho mỗi sản phẩm được tạo ra. 

  • Bên nhập hàng OEM phải đưa ra các thông tin chính xác, cập nhật và báo trước số lượng cần đặt là bao nhiêu, có những yêu cầu gì về nhãn hiệu, sản phẩm,.. Cần rõ ràng giao dịch giữa hai bên dưới hình thức đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất, từ đó giúp mọi nhà cung ứng và nhà sản xuất hàng OEM lên kế hoạch một cách cụ thể, đảm bảo theo đúng tiến độ và yêu cầu về số lượng, chất lượng của bên đặt nhập hàng đưa ra. 
  • Bên nhập hàng không được tự ý bán hàng OEM với những dạng bán từng linh kiện, thiết bị hay sản phẩm riêng lẻ, rời rạc khỏi trạng thái nguyên bản của nhà sản xuất. Theo quy định, họ chỉ được lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất khi đã được hoàn thiện và xuất kho. 

Đây cũng chính là 2 nguyên tắc duy nhất cũng như quan trọng nhất khi sản xuất hàng OEM. Nhằm đảm bảo chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm, việc tuân thủ theo quy định được yêu cầu hết sức khắt khe, tuyệt đối không có sự du di cho các hành vi vi phạm 1 trong 2 nguyên tắc cơ bản này. 

OEM là gì

OEM và hệ thống giao dịch giữa 2 công ty 

Tham gia sản xuất OEM gồm những ai ?

Cùng với sự góp mặt của hai đại diện cung và cầu, để có thể thực hiện sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm bất kỳ, tất cả các công ty đều là những trụ cột quan trọng tham gia vào quy trình, hệ thống sản xuất mặt hàng OEM. 

  • Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng OEM. 
  • Công ty đặt hàng sản xuất các nhu yếu phẩm OEM. 

Với thế mạnh của mỗi công ty, các mặt hàng OEM luôn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ cũng như quá trình kinh doanh sẽ được lưu thông và diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng hơn. 

Những ưu điểm trong sản xuất hàng OEM

Với quá trình sản xuất khác với những quá trình kinh doanh thông thường, có thể nhận thấy được ưu điểm lớn nhất của những mặt hàng OEM chính nằm ở khâu sản xuất. Ở khâu sản xuất này, việc doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh cũng như cùng lúc có thể điều phối, thực hiện cải cách nhiều sản phẩm để giúp các mặt hàng có được sự mới mẻ, linh động, bắt mắt trên thị trường cũng trở nên tối ưu hơn các sản phẩm được sản xuất theo lối mòn cũ. 

OEM là gì

OEM, giải pháp sản xuất tân tiến, hiện đại, tiết kiệm

Bên cạnh đó, công ty sản xuất có thể áp dụng được nhiều hơn những kết quả bản thân đã dày công nghiên cứu, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của nhiều phía đối tác đặt hàng đề ra. Vì thế, áp dụng sản xuất hàng OEM có thể giảm bớt những tình trạng sao chép, nhân bản, tráo đổi và trộm linh kiện điện tử, công nghệ,… từ các công ty kinh doanh từng linh kiện riêng lẻ. 

Các công đoạn khi đến tay doanh nghiệp sản xuất sẽ hạn chế và được rút ngắn các quy trình cũng như thủ tục rườm rà. Chi phí đầu tư cho doanh nghiệp cũng tiết kiệm hơn nhiều so với việc thuê công xưởng và sản xuất theo lối cũ. Không chỉ vậy, OEM là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đạt được nhiều sự tin tưởng của khách hàng, mang lại chất lượng bán hàng cao hơn. 

OEM là gì

Luôn có sự tương phản trong kinh doanh OEM và kinh doanh truyền thống

Khi kinh doanh OEM và kinh doanh truyền thống được đặt lên bàn cân

Khác biệt lớn nhất chính là ở khâu sản xuất giữa OEM và mô hình kinh doanh truyền thống. Cách hoạt động của OEM vì có thể bỏ qua một số hoạt động, công đoạn không cần thiết. Nhờ đó, chi phí đầu tư cho doanh nghiệp không còn quá lớn, tạo nên mặt hàng OEM những ưu điểm về giá thành cũng như chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Khác với mô hình kinh doanh truyền thống khi phải tốn rất nhiều chi phí cho việc thuê, mướn công xưởng, nhân công làm việc sản xuất cũng như đầu tư máy móc cho mỗi một sản phẩm, OEM chính là bước tiến mạnh mẽ cho mọi công ty kinh doanh trên thị trường trong nước hiện nay cũng như thế giới nói chung. 

Để sản xuất hàng OEM ngày một thành công, chiến lược cho các nhà kinh doanh là gì ?

Chắc hẳn nếu muốn thành công trong bất kì một lĩnh vực nào, việc thiết yếu cần có chính là bí quyết để nắm được tâm lý khách hàng. Vậy đối với mặt hàng OEM, vốn đã được ưa chuộng như thế, liệu có cần những “chiêu trò” gì để có thể đứng vững trong ngành kinh doanh rộng lớn này hay không ? Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất luôn nắm vững những bí quyết vàng để sở hữu nhiều lợi thế trong việc sản xuất hàng OEM đấy nhé! 

  • Lên ý tưởng, không ngừng thay đổi sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng, xu hướng tiêu thụ sản phẩm cũng như tốc độ bán hàng:
    Chúng ta không thể cứ mãi bán 1 sản phẩm trong suốt quãng đường kinh doanh của mình. Kinh doanh, không giống như việc bạn nấu một món ăn ngon mang đến cho các vị thực khách, và người ta chỉ nhớ đến món ăn đấy khi chỉ có mình bạn nấu với công thức đặc biệt. Các sản phẩm nếu không được lên ý tưởng và thay đổi, sẽ dần lỗi thời và không còn được trưng dụng dù chất lượng trước đó có được đánh giá là tốt như thế nào chăng nữa.

    Chính vì thế, dù đi trước các mặt hàng thông thường ở khâu sản xuất, song các doanh nghiệp vẫn phải không ngừng đổi mới bản thân, nắm bắt thị trường một cách nhạy bén bằng các hệ thống chăm sóc khách hàng, giả định xu hướng tương lai và đi trước thời đại ít nhất là một nhịp. Những tên tuổi đi đầu luôn được ưu tiên và tin tưởng nhiều nhất mà đúng không nào ?
  • Không làm mất đi những tiêu chuẩn vốn có trong sản phẩm của chính mình:

    Thay đổi vốn là chuyện tốt. Tuy nhiên điều tất yếu là nên tên tuổi của một doanh nghiệp ổn định chính là chất lượng vẫn bền bỉ theo thời gian. Các bạn có thể bắt kịp xu hướng của thời đại, nhưng bản chất của sản phẩm không nên thay đổi, đừng cố làm sản phẩm trở nên quá đối lập với phiên bản bạn đầu, hãy để những sự thay đổi diễn ra chậm rãi và hiệu quả. Lấy ví dụ như sự phát triển của Apple trong hơn 10 năm qua, với sự thay đổi chậm từ những chi tiết camera, màn hình, độ mỏng, dung lượng,… ngày một đón đầu xu hướng mới của khách hàng, tuy nhiên vẫn giữ được sự điềm tĩnh, không quá vội vã mà làm mất đi chất lượng vốn có cũng dòng sản phẩm quả táo này.
  • Xây dựng chiến lược, quảng bá thương hiệu – Cuộc chiến Marketing.

    Nếu như các bạn đã sở hữu đầy đủ 2 yếu tố trên, thì chìa khóa cuối cùng dẫn mặt hàng OEM của các bạn đến thành công chính là giành thắng lợi trong cuộc chiến Marketing với các đối thủ cạnh tranh. Đầu tư vào các kiến thức về Pr, quảng cáo về các mặt hàng được sản xuất theo quy trình OEM, giới thiệu với thế giới về từng khâu sản xuất được chăm chút thế nào để mang lại chất lượng sản phẩm vượt trội với mức giá không tưởng. Bởi nếu không có chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp, lượng người tiêu thụ và biết đến nó sẽ rất ít, doanh nghiệp kinh doanh sẽ lâm vào khốn đốn vì tìm nguồn khách hàng.
    Chính vì thế, đặt ra các tiêu chí và thực hiện hàng loạt chính sách quảng bá chính là bước đi cuối cùng để phát triển sản phẩm một cách toàn diện, mang chất lượng, quy trình sản xuất sản phẩm ra ánh sáng, tạo thêm tín nhiệm nơi khách hàng tiềm năng và thành công là kết quả cuối cùng đạt được. 

OEM là gì

Khi 2 người bạn không còn chung chiến tuyến 

Phân biệt hàng OEM và ODM

Khi đã hiểu rõ được hàng OEM là gì, chắc chắn bây giờ các bạn đã hoàn toàn nắm vững được phương pháp phân biệt hai mặt hàng đối nghịch như OEM và ODM. Điểm khác biệt giữa 2 hình thức sản xuất chính là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, và ngược lại các công ty ODM chỉ tham gia với việc thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất. Chính vì thế, để có thể thu hút nguồn khách hàng tiềm năng, ODM không có cơ sở để đánh bóng tên tuổi bản thân, chỉ có thể mua lại các nguyên mẫu từ công ty khác, quảng bá trên hình ảnh của công ty liên kết. 

Các nguyên mẫu được ODM thu mua đôi lúc sẽ được tiến hành Marketing ảo bằng cách đăng lên các website như các sản phẩm tự sản xuất, khiến khách hàng dễ bị nhầm lẫn và tin rằng các mặt hàng ấy là OEM. Song, việc làm này cũng chỉ có thể dùng để che mắt phần lớn khách hàng chưa có kiến thức sâu về OEM, mặt khác cũng làm giảm đi uy tín của cơ sở sản xuất nếu các khách hàng thường xuyên biết được mánh khóe lợi dụng này. 

Nếu các bạn thấy một công ty chỉ đăng ảnh sản phẩm nhưng không có các hướng dẫn đặt mua nào, hãy cân nhắc vì khả năng lớn sẽ là ODM. 

OEM là gì

Phân biệt các loại mặt hàng để có thể tìm mua OEM đúng nhất 

Để trở thành một khách hàng thông minh 

Phần lớn khách hàng khi lựa chọn mặt hàng OEM cần phải hiểu được tính chất cơ bản của mặt hàng OEM. Bằng cách tìm kiếm các thông tin cụ thể trên thị trường, tra cứu, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm bằng QR Code, google, cân nhắc giá thành giữa các kênh mua sắm, lượt đánh giá và bình luận của một số khách hàng cho bình luận kém, kiểm tra nguồn hàng cũng như vị trí công ty sản xuất, kiểm tra uy tín của thương hiệu các bạn chuẩn bị mua cùng “chị Google”, khảo sát trên mạng xã hội  như Facebook, Twitter, Instagram,… cũng là các phương pháp hữu ích để không phải mua nhằm các sản phẩm giả, tránh việc mất tiền mà không được sở hữu một sản phẩm tốt. Chính vì thế, đừng quên cập nhật và tìm kiếm các thông tin đầy đủ về loại hàng hóa bạn muốn mua trước khi bấm vào nút mua ngay để quá trình mua hàng thuận lợi và an toàn hơn cho chính bạn nhé! 

OEM là gì

Những câu chuyện về OEM 

Doanh nghiệp cần chọn nhà cung ứng, sản xuất OEM thế nào ? 

Đứng trên cương vị là một doanh nghiệp, áp dụng sản xuất hàng OEM đồng nghĩa với việc phải cân nhắc lựa chọn một nhà sản xuất, cung ứng thích hợp. Kinh nghiệm truyền lại từ nhiều nhà kinh doanh cho thấy, những nguồn cung ứng hàng hóa chính là cánh tay phải để doanh nghiệp có thể thuận lợi phát triển, sản xuất các đơn đặt hàng đạt chất lượng cũng như đúng hạn cho những con buôn nhỏ, lẻ,.. Cần tham khảo đầy đủ về vị trí nhà máy, chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất, qua đó đánh giá về nhãn hiệu, thông tin sản phẩm chi tiết, chất lượng và bảo quản trước khi “trình làng” sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm phần nào trước khi tổ chức chuyển hàng cho các đại lý, phân phối nhanh chóng để tiêu thụ rộng rãi. 

Qua những chia sẻ từ bài viết trên, chắc chắn các bạn cũng đã có được cho mình những thông tin hữu ích để giải đáp câu hỏi “ OEM là gì ?” rồi đúng không nào ? Tất nhiên, dù là một khái niệm đơn giản, song ẩn chứa bên trong lại rất nhiều điều hữu ích cho cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được các bạn trong việc lựa chọn các mặt hàng OEM đúng chuẩn và chất lượng. Hẹn gặp lại ở những bài viết kỳ sau nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *