Giải đáp thắc mắc sinh viên: “ GPA là gì ? – Vì sao du học lại cần điểm GPA?”

Du học là hoài bão to lớn của mọi học sinh, sinh viên nước ta dù là còn ngồi trên ghế nhà trường, hay vừa tốt nghiệp và mong muốn được có cơ hội học lên một bằng cấp cao hơn. Mỹ có lẽ là một trong những quốc gia được các bạn ưu ái hàng đầu, khi lựa chọn cho mình một quốc gia để học tập, trau dồi kiến thức. Tuy nhiên, khi tham khảo các bảng điểm của học sinh, sinh viên xứ cờ hoa, chúng ta lại bắt gặp những từ khóa khá đặc biệt như GPA, CGPA,… Vậy đó là gì ? Chúng ta cùng giải đáp qua bài viết hôm nay nhé, bắt đầu từ “GPA là gì ?” 

GPA là gì

Du học tại Mỹ – hoài bão của phần lớn học sinh tại Việt Nam 

Định nghĩa chuẩn về GPA 

Trong suốt quá trình học tập của học sinh, sinh viên,.. điểm GPA ( chứng chỉ GPA) – Grade Point Average – chính là kết quả trung bình được tích lũy. Thông qua số điểm này, nhà trường, phụ huynh học sinh sẽ có được cái nhìn trực diện tổng quan về cả quá trình trau dồi kiến thức, cũng như ghi nhận những cố gắng, nỗ lực mà học sinh, sinh viên, con cái của họ đã bỏ ra. GPA cũng được xem là 1 chỉ số đánh giá kết quả học tập, tương tự như điểm trung bình trong hệ thống giáo dục Việt Nam ta. 

GPA là gì

Tìm hiểu về thuật ngữ GPA được dùng trong hệ thống giáo dục Mỹ

Một số thuật ngữ được dùng khi nói về GPA 

  • Weighted GPA: Dịch sát nghĩa có thể nói là “trọng lượng của thang điểm GPA”, tức là các môn học sẽ được chia thành các nhóm được sắp xếp theo độ khó từ thấp đến cao. Dựa theo thang điểm từ 0 – 5.0,  kết quả của từng môn học dựa trên thang điểm sẽ được phân chia thành các Grade ( xếp hạng) từ A- F.
    Ví dụ: Điểm A ở trình độ lớp cơ bản ( Regular) sẽ tương đương với điểm 4.0, tuy nhiên khi đến trình độ Đại học ( College), khi đạt điểm B, điểm số của môn học ấy đã đạt đủ 4.0 điểm. 
  • GPA out of <Number>: Đây là cụm từ tiếng Anh dùng để biểu thị số điểm trung bình. Sau cụm GPA out of thường có 1  con số, đây là đại diện cho thang điểm GPA cao nhất có thể đạt được cho tất cả học sinh trong  cùng một môn học.
    Ví dụ:  – GPA out of 5, nghĩa là điểm GPA cao nhất có thể đạt được là 5.      ( tương tự với các số điểm khác) 
  • Cumulative GPA: còn được gọi là Cumulative Grade Point Average ( CGPA) cũng là một dạng điểm trung bình tích lũy.
    Vậy GPA được sử dụng khi nào ?
    Liên tưởng một chút về hệ thống giáo dục của nước ta, cuối mỗi một học kỳ, số điểm trung bình sẽ quyết định học kỳ ấy học sinh, sinh viên sẽ được xếp vào nhóm học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình,.. GPA chính là được tính tương tự như kết quả trung bình của một học kỳ như thế.
    Ngược lại với CGPA, đây được cho là kết quả mang tính quyền lực nhất, vì sẽ là kết quả trung bình của 2 GPA trong cả năm học, theo đó, điểm GPA của học kỳ sau nghỉ Đông sẽ được chiếm hệ số 2 và mang tính quyết định xếp loại cả năm của một học sinh, sinh viên theo hệ thống giáo dục của nước Mỹ. 

GPA là gì

Nắm bắt giấc mơ du học ngay hôm nay

GPA được tính như thế nào ? 

Tương tự như tính điểm trung bình tại Việt Nam, GPA được tính bằng cách cộng tất cả điểm của các môn, sau đó chia đều với số môn học để cho ra kết quả trung bình. Điểm GPA được tính cao nhất theo giá trị của từng môn học, và giá trị thông thường được sử dụng là GPA out of 4. ( Điểm GPA cao nhất là 4.0). 

Điểm GPA được tính bằng cách chia tổng điểm có được của các môn học trên tổng số giờ học, tổng điểm được xét dựa trên xếp hạng A – F qua từng bài kiểm tra, tương ứng với số điểm đạt được từ 0 – 5.0. 

Ví dụ: Một học sinh tham gia 3 giờ học môn sinh vật trong 1 học kỳ – lớp cơ bản và đạt được xếp hạng A. Cùng trong học kỳ ấy, bạn học sinh tham gia 1 giờ ở lớp thực tập và được xếp hạng B. Môn ngoại ngữ tiếng Tây Ban Nha chỉ được điểm C sau 5 giờ học, và toán học đạt điểm A sau 3 giờ học.
Vậy, dựa trên tổng hợp nêu trên, chúng ta có được:
Bạn học sinh đã tham gia tổng cộng 12 giờ học
Tổng số điểm quy đổi từ xếp hạng lần lượt là:
3×4(A)=12
1×3(B)=3
5×2(C)=10
3×4(A)=12

Tổng điểm quy ra = 12+3+10+12=37 điểm / tổng số giờ học là 12 giờ = 3.0

Vậy điểm GPA của học sinh trên là 3.0/4.0. Đây cũng là chỉ tiêu lý tưởng cho điểm số GPA ở sinh viên, học sinh theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. 

GPA là gì

Du học Hoa Kỳ thật ra không khó như chúng ta tưởng tượng

Nếu GPA được tính theo điểm số ở Việt Nam ? 

Để được xét tuyển xin học bổng du học tại xứ cờ hoa, các du học sinh Việt Nam cần chuyển đổi điểm sang GPA để hoàn tất hồ sơ xin học bổng của bản thân. Vậy nếu theo điểm số đã có tại Việt Nam, có thể quy đổi thành điểm chuẩn GPA theo hệ thống của Mỹ hay không ? 

Câu trả lời là hoàn toàn có thể:

  • Đối với khung điểm số từ 8.5 đến 10 tại Việt Nam, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ sẽ ghi nhận bằng điểm chữ xếp loại A – A+, tương đương với điểm 4.0
  • Đối với khung điểm số từ 8.0 đến 8.4 tại Việt Nam, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ sẽ ghi nhận bằng điểm chữ xếp loại B+, tương đương với điểm 3.5
  • Tương tự lần lượt với điểm số 7.0 đến 7.9 tại Việt Nam, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ ghi nhận điểm chữ xếp loại B, tương đương với điểm 3.0
  • Tiêu chuẩn thấp dần từ 6.5 đến 6.9 tương đương với điểm 2.5 ( xếp loại C+)
  • Từ 5.5 đến 6.4, xếp loại C, điểm số tương đương còn 2.0
  • Thấp hơn từ 5.0 đến 5.4, môn học được xếp loại D+, tương đương 1.5
  • Từ 4.0 đến 4.9. tương đương với điểm 1.0, xếp loại D.
  • Cuối cùng là hạn mức thấp nhất, dưới 4.0 điểm tại Việt Nam, tương đương điểm 0 theo hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, cũng là điểm F không ai mong muốn. 

Từ bảng điểm trên, cộng tất cả điểm tương đương sau khi quy đổi rồi chia trung bình trên tổng hệ số môn học được tính điểm, từ đó ta sẽ có điểm GPA được tính dựa trên số điểm có sẵn tại trường học Việt Nam. 

Ví dụ: Với học sinh cấp 2 của Việt Nam có 12 môn học được tính điểm, sau khi quy đổi số điểm tương đương, ta có tổng điểm tương đương 12 môn học là 39.5

GPA = 39.5/12 =3.3 

Vậy điểm GPA của bạn học sinh này chính là 3.3/4.0, cũng là một con số lý tưởng. 

Hỏi đáp cùng điểm số GPA 

Để giúp các bạn học sinh, sinh viên hiểu hơn về điểm số GPA, dưới đây là một số câu hỏi của các bạn được tổng hợp lại và chọn lọc một số thắc mắc tiêu biểu cũng như được nhiều bạn đề cập đến nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo qua những lời giải đáp sau ngay bên dưới nhé! 

Điểm GPA có quyết định điều kiện xin học bổng du học Mỹ hay không ? 

Câu trả lời là có.
Không chỉ xin học bổng du học Mỹ. Nếu các bạn đang có định hướng sẽ bắt đầu làm hồ sơ để du học tại xứ cờ hoa, điều thiết yếu cần đạt được chính là số điểm GPA cần đạt mức tối thiểu mà trường bạn sắp nộp hồ sơ yêu cầu. Lấy ví dụ, hầu hết GPA mà các trường yêu cầu tối thiểu nằm ở mức 8.0/10, tính theo hệ số điểm tại Việt Nam. Mặc dù với đa số học sinh tại Việt Nam, con điểm này đạt được không khó, song với một số trường cấp học bổng du học Mỹ cho các học sinh tại nhiều quốc gia, con điểm sàn này có thể nâng lên 9.0 hoặc cao hơn. Chính vì thế, các bạn cần nỗ lực và chăm chỉ, rèn luyện kỹ năng giải đề, tiếp thu thật nhiều kiến thức,.. để có thể đạt được điểm GPA cao nhất, tăng cao cơ hội nhận được suất học bổng hiếm hoi này.

GPA là gì

Các bạn có biết: Các quốc gia khác Mỹ vẫn đặt GPA rất cao cho du học sinh nhận học bổng

Tại một diễn biến khác, nếu các bạn cảm thấy hệ thống giáo dục tại Mỹ quá khắt nghiệt, hãy bỏ qua dự định xin học bổng bởi vì với bất kỳ quốc gia như Anh, Úc, Canada,… đều đặt hạn mức GPA nằm mở mức 9.0 hoặc hơn cho học sinh Việt Nam chúng ta khi xin học bổng. Vì thế, hãy thôi mơ mộng và bắt tay vào học ngay đi thôi nào! 

Có nên quy đổi điểm theo hệ số Việt Nam sang GPA của Mỹ ? 

Câu trả lời là tùy vào trường hợp. 

Phần lớn các bạn sẽ chọn không vì khi quy đổi thành hệ số điểm của bộ giáo dục Hoa Kỳ, những con điểm dù chênh lệch đến hẳn 1 điểm cũng chỉ được xếp thành 1 con điểm 4.0 vì không có thang điểm nào cao hơn. Chính vì thế, các bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn có nên quy đổi điểm theo hệ số điểm của Hoa Kỳ hay không. 

Lấy ví dụ cụ thể như sau: 

Một học sinh có điểm GPA tính theo hệ số Việt Nam đạt 9.7, và một bạn học sinh khác đạt điểm GPA tính theo hệ số Việt Nam là 8.8. Cả 2 bạn đều muốn nộp đơn xin được nhận học bổng du học tại Mỹ, vậy có nên thay đổi điểm sang GPA hệ số Hoa Kỳ hay không ? 

  • Đối với bạn đạt hệ số GPA Việt Nam là 9.7, không nên. Vì nếu tính theo điểm sàn quy định tại một số trường chỉ nằm ở mức cao nhất là 9.0 hoặc hơn một chút khoảng 9.5, con điểm trung bình 9.7 là hết sức hoàn hảo để điền vào hồ sơ xin học bổng. Bạn học sinh chỉ cần giữ nguyên con điểm trung bình theo hệ số Việt Nam để nâng cao giá trị của quyển học bạ hơn. 
  • Đối với bạn đạt hệ số GPA Việt Nam là 8.8, nên thay đổi. Vì nếu tính theo điểm sàn quy định, bạn sẽ vụt mất khá nhiều cơ hội nộp vào các trường có tiếng vì “hụt” điểm hơn so với bạn trên.
    Tuy nhiên, nếu quy đổi điểm sang hệ số GPA Hoa Kỳ, 8.8 sẽ tương đương với điểm chữ là A và được quy đổi thành điểm 4.0 cho GPA, con điểm cao nhất mà hệ thống giáo dục Hoa Kỳ xét duyệt. Chính vì lẽ đó, các bạn sẽ nâng cao hơn giá trị của bản thân ngang hàng với bạn đạt hệ số phía trên, sẽ có lợi hơn cho bạn khi đặt lên bàn cân xét duyệt học bổng. 

GPA là gì

Du học Mỹ – cấp 1 đến Đại học đều có thể 

Điểm GPA có thực sự quan trọng khi du học tại Mỹ ? 

Cũng bởi vì sự mất cân bằng giữa hai hệ thống giáo dục và những điểm bất đồng trong phong cách giảng dạy của hai quốc gia, nhiều trường học tại Mỹ đã thay đổi phương hướng xét duyệt học bổng du học không còn quá lệ thuộc vào điểm GPA tại các nước, thay vào đó là các điểm SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE,… thư giới thiệu của các trường, bài luận văn xin học bổng, và kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa của học sinh, sinh viên. 

Học sinh, sinh viên khi muốn bắt đầu một môi trường học tập mới cần cân nhắc lựa chọn cho mình một bằng cấp được chứng nhận bởi hiệp hội giáo dục Hoa Kỳ, làm bằng chứng cho sự phù hợp của bản thân tại ngôi trường mới, thể hiện được cá tính qua bài luận văn xin học bổng, thể hiện được mặt tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại nước nhà, … Bên cạnh đó, nếu bạn tạo được ấn tượng tốt và được giới thiệu bởi một giáo viên trong ngành đến một ngôi trường tại Mỹ, xác suất học bổng sẽ đến tay chính là 99,9%. 

Phương pháp xét tuyển học bổng mới này đã được bắt đầu bởi rất nhiều những hệ thống cấp phát học bổng nổi tiếng như Gotchosen, học bổng CollegeWeekLive, Cappex, Frame My Future, University Language,.. và nhiều cái tên sáng giá khác như Zinch, B.Davis,… với mức học bổng khởi điểm lên đến $1000/tháng. Chính vì thế, nếu bạn vẫn còn băn khoăn bởi bảng điểm của mình, hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn hoặc thầy cô, giáo viên để xin lời khuyên về việc chuẩn bị gây ấn tượng với nhà xét duyệt học bổng bằng những nỗ lực rèn luyện như trên nhé!

Mẹo để nộp hồ sơ du học Mỹ thành công 

Sẽ không có con đường tắt nào dành cho những cá nhân lười lao động. Chính vì thế, hãy chăm chỉ trau dồi kiến thức và duy trì thành tích của bản thân đối với các môn học chính quy trên nhà trường. Nếu bạn không có một bảng điểm quá đặc sắc và vượt trội, chỉ nằm tối thiểu ở mức 8.0 mà vẫn muốn có một cơ hội đạt được suất học bổng du học, hãy thử viết thành một bài luận văn về khuyết điểm còn sót của mình và mong muốn được hỗ trợ thay đổi tại một môi trường giáo dục mới. Hãy xin thư giới thiệu từ giáo viên, thể hiện nỗ lực thay đổi, cố gắng vươn lên của bản thân cũng như nhiệt huyết được cống hiến cho xã hội qua những kinh nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa. 

Hy vọng bài viết giải đáp thắc mắc “GPA là gì?” giúp các bạn giải đáp được phần lớn thắc mắc của mình. Hẹn gặp lại ở những bài viết lần sau với các chủ đề đa dạng khác. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *