Bà bầu có ăn được hạt điều không, hãy cùng tìm hiểu

Trong thời gian mang thai, việc lựa chọn cho bản thân những loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ tối ưu sự phát triển của bé chính là nỗi băn khoăn hàng đầu của mọi mẹ bầu. Với sự thay đổi đột ngột về thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng như sự chuyển biến ngoại hình cực nhanh khiến đôi lúc chính những nàng bầu trở nên bối rối và lo lắng trước những quyết định như ăn gì hay uống gì. Luôn là một nhà tư vấn đáng tin tưởng, loạt bài viết giải đáp thắc mắc sẽ luôn đồng hành cùng các chị em đang mang thai, cùng nhau vượt qua thời kì thiêng liêng với những kiến thức chuẩn xác nhất. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm kiếm lời giải cho câu hỏi sau đây:” Bà bầu có ăn được hạt điều không?” 

Bà bầu có ăn được hạt điều không

Hạt điều sở hữu một lịch sử nguồn gốc lâu đời, với nguồn dinh dưỡng vô tận 

Tìm hiểu về nguồn gốc của hạt điều 

Hạt điều là nhân quả của cây điều, còn có tên tiếng Anh là Cashew, được dân gian gọi vui bằng bí danh Đào lộn hột. Đây là loại hạt thuộc họ Xoài, được tìm thấy lần đầu tiên từ vùng Đông Bắc Brazil, dần được du nhập về Châu Á từ những năm 1560 và đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1980. 

Được biết đến như một loại cây công nghiệp lâu năm, trồng rộng rãi trên các vùng khí hậu nhiệt đới. Ở đất nước chúng ta, trải dọc trên các ngọn đồi cao chót vót, hay chạy dọc nơi các tỉnh lân cận thành phố Bình Dương,.. các bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những rừng đều thẳng tắp, chờ đợi được lấy nhân để phục vụ cho ngành thực phẩm, hay cao cấp hơn là chế biến thành các phụ phẩm dầu chiết xuất,.. 

Vậy giá trị dinh dưỡng bên trong bà bầu có ăn được hạt điều không ? 

Sở hữu đội quân chất dinh dưỡng đầy lý tưởng như: Kali, Canxi, Kẽm, Folate,Vitamin, Magie, Chất xơ, Phốt pho, Protein, Carbohydrate và các loại chất béo,.. hạt điều chính là cái tên sáng giá cho hàng ngũ thức ăn vặt của các mẹ bầu trong thời gian mang thai cũng như hậu sản với nhiều tác dụng vượt trội bậc nhất. 

Bà bầu có ăn được hạt điều không

Bổ sung vừa đủ hạt điều mỗi ngày để phát triển toàn diện cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ 

Giảm thiểu nguy cơ dị ứng ở thai nhi

Hầu hết các bé sinh ra ở khu vực Đông Nam Á đều rất ít có nguy cơ mắc phải những chứng dị ứng với các loại thực phẩm đặc biệt. Tuy nhiên, không hề thừa thãi nếu các mẹ có thể chuẩn bị kỹ càng cho hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch của trẻ từ những ngày đầu còn trong bụng mẹ. Một ít hạt điều ăn vui miệng hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm bớt nguy cơ dị ứng ở thai nhi, giúp bé có thể chào đời với “chiếc bụng đói” có thể ăn cả thế giới mà không phải lo lắng về những triệu chứng dị ứng khó chịu. 

Tăng sức đề kháng, chống viêm, nhiễm trùng cho các mẹ bầu 

Sự thay đổi về mặt cơ thể đôi lúc cũng sẽ khiến các vùng kín dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, gây ra các triệu chứng nấm, viêm, nhiễm trùng có hại cho cả mẹ và bé. Bên cạnh việc chăm sóc, vệ sinh thường xuyên với những sản phẩm, đồ dùng phù hợp cho các mẹ bầu, việc bổ sung sức đề kháng với vài hạt điều mỗi ngày cũng là một tác dụng đáng để tâm để bảo vệ cả mẹ và bé một cách toàn diện nhất. 

Hạn chế dị tật bẩm sinh 

Sự phát triển đầy đủ của trẻ cũng là niềm hy vọng và quan tâm hàng đầu của bậc làm cha mẹ, Axit Folic tồn tại bên trong hạt điều được các nhà khoa học cũng như bác sĩ khuyên dùng vì sẽ giúp hạn chế những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hở hàm ếch, bướu, nứt đốt sống ở thai nhi,… 

Bà bầu có ăn được hạt điều không

Không dùng quá nhiều hạt điều trong ngày, cái gì nhiều quá cũng không tốt mà.

Bổ sung kẽm và chất xơ cần thiết 

Với 100gr hạt điều, hàm lượng kẽm và chất xơ được xác định lần lượt là 5,78mg và 3,3g. Những con số biết nói ấy chính là lời khuyên chân thành cho các mẹ bầu nên ăn hạt điều thường xuyên để bổ sung nhiều kẽm, giúp quá trình phát triển tế bào của thai nhi được hoàn tất trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, với lượng chất xơ dễ hấp thụ, hạt điều chính là chìa khóa giúp ổn định hệ tiêu hóa và bài tiết đang rối loạn của những mẹ bầu giai đoạn đầu thai kỳ. 

Giảm các ảnh hưởng xấu đến cơ thể giai đoạn tiền sản cho mẹ bầu 

Ở giai đoạn mang thai, những sự thay đổi về thể chất sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến với sức khỏe của mẹ bầu như những cơn chuột rút cơ, đau đầu hay đau nửa đầu,… một số các bà mẹ do bổ sung thiếu chất dẫn đến thiếu máu hay máu khó đông,.. Với hàm lượng magie, sắt và vitamin cao, đây chính là giai đoạn mà các bà mẹ cần bổ sung cho mình những bữa ăn vặt với hạt điều, nhằm hạn chế và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến cơ thể, đảm bảo sức khỏe cũng như hệ miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, làm nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé. 

Hạt điều có rất nhiều cách kết hợp với thực phẩm phù hợp để gia tăng hương vị

Kiểm soát cân nặng, chỉ số BMI 

Thừa cân hay thiếu cân trong giai đoạn mang thai đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Việc duy trì ổn định đường huyết cũng không hề kém quan trọng bởi đây là khoảng thời gian các mẹ dễ bị mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ cực kì nguy hiểm. Ngược lại với những mẹ bầu thiếu cân, việc lựa chọn phương pháp để tăng cân khi mang thai một cách lành mạnh và bổ sung đầy đủ calo cũng như chất béo cho bé hoàn toàn có thể dựa vào loại hạt điều hữu cơ giàu chất dinh dưỡng này. 

Ăn hạt điều thế nào thì tốt cho phụ nữ mang thai ? 

Chắc hẳn đến đây thì các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hạt điều đối với thai kỳ rồi đúng không nào ? Tuy nhiên, nếu chỉ xem hạt điều như một loại hạt ăn vặt suốt 9 tháng thì quả là sẽ khiến các chị em sau thời gian thai sản liền không muốn nhìn thấy hạt điều nữa mất. Vậy làm sao để biến tấu loại hạt giàu dinh dưỡng này vừa tốt cho phụ nữ mang thai, lại ngon miệng ? 

  • Rang khô với mật ong,  ăn kèm ít bánh quy hoặc ăn chơi hàng ngày 
  • Trộn với một vài họ hạt có nguồn dinh dưỡng tương đồng như hạnh nhân, chà là, ngũ cốc,.. ăn kèm sữa tươi không đường và một vài hạt trái cây khô. 
  • Kết hợp cùng sữa chua 
  • Giã vụn và ăn kèm với các món salad, vụn bánh phồng và gỏi chua ngọt. 

Tin chắc rằng sau bài viết này, các nàng sẽ không còn lo lắng về câu hỏi “Bà bầu có ăn được hạt điều không?” nữa đúng không nào ? Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và cùng đọc thêm nhiều bài viết bổ sung thêm kiến thức thai sản cần thiết, để lại câu hỏi mà các bạn vẫn còn đang lo lắng và cùng tìm lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng mỗi ngày nhé!. 

Xem thêm: Những Thức Ăn Tốt Cho Thận Mà Bạn Nên Đưa Vào Thực Đơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *